Tư duy đột phá

Tư duy phân tích và tư duy phê phán đã có khoảng 500 năm trước công nguyên. Hai loại tư duy này chủ yếu là dựa vào thực tiễn quá khứ và dữ liệu hiện tại để phân tích thực trạng, tìm ra vấn đề và đưa ra cách giải quyết vấn đề - thường được gọi là tư duy Descartes. Một nguyên tắc của tư duy phân tích phê phán là càng nhiều dữ liệu càng tốt. Tuy nhiên, khi thông tin được chia sẻ trên phạm vi toàn cầu và tăng trưởng quá nhanh chóng với lưu lượng có thể lên đến 2.3 zettabyte mỗi năm vào năm 2020[1] thì việc tìm ra thông tin đúng sẽ là một cản trở lớn. Theo quan điểm của Tư duy đột phá, nếu dựa trên số liệu hiện tại, con người chỉ có thể vạch ra đúng các cách xử lý tình huống trong tương lai gần. Nói cách khác, tương lai không nằm trên con đường đi của quá khứ. Do vậy, cần một phương thức suy nghĩ mới - dùng tương lai để "kéo về" hiện tại hơn là dùng dữ liệu quá khứ để "kéo dài" ra suy đoán tương lai.Lý thuyết về Tư duy đột phá được Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Shozo Hibino Đại học Chukyo, Nhật Bản và Giáo sư Tiến sĩ Gerald Nadler, Đại học Nam California, Hoa Kỳ cùng tổng hợp biên soạn trong cuốn sách Tư duy đột phá đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ hơn 30 năm nghiên cứu về cách thức xử lý vấn đề. Trong đó, Tư duy đột phá được định nghĩa là mô thức hoạch định tương lai và giải quyết vấn đề bằng cách tái định hướng tư duy theo mục đích, sự duy nhất và tính hệ thống của vấn đề.Hiện có 10 Trung tâm Tư duy đột phá được thành lập tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Israel, Iran, Thái Lan, Sri-Lanka, Vương quốc Bỉ, Việt Nam